Sự xuất hiện của áp xe quanh hậu môn sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, ngứa ngáy, cuộc sống hàng ngày gặp nhiều bất tiện. Vậy bệnh lý này xuất phát từ đâu, có nguy hiểm không, điều trị và phòng ngừa như thế nào mới hiệu quả,…v.v. những vấn đề này sẽ được đa khoa Quảng Ngãi chia sẻ cùng bạn ngay trong bài viết dưới đây.
1. Nhận biết biểu hiện apxe quanh hậu môn
Áp xe quanh hậu môn là sự xuất hiện của một ổ nhiễm khuẩn chứa mủ bên trong, cạnh trực tràng hoặc hậu môn. Đây là sự tích tụ của mảnh vụn tế bào, xác bạch cầu, vi khuẩn và mủ; được bao bọc bên ngoài bởi một lớp tế bào.
Dưới đây là một số biểu hiện áp xe quanh hậu môn thường gặp ở người mắc bệnh:
+ Đau nhức hậu môn ở nơi có ổ áp xe, cơn đau có xu hướng tăng khi ngồi lâu, đứng hoặc đi ngoài.
+ Có khối sưng, đỏ, cứng ở quanh hậu môn gây cảm giác đau nhức, căng tức cho người bệnh.
+ Khối sưng tăng kích thước, vỡ ra và chảy mủ đặc màu vàng, có mùi hôi. Tại vị trí chảy mủ có vết loét sâu rộng khó liền.
+ Hậu môn luôn trong tình trạng ngứa ngáy, ẩm ướt do dịch mủ từ ổ áp xe cạnh hậu môn chảy ra.
+ Khi ở giai đoạn nặng, các ổ áp xe lan rộng gây viêm nhiễm nhiều vùng, người bệnh có thể bị sốt.
Ngoài ra, người bị áp xe quanh vùng hậu môn còn xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, miệng đắng, mất ngủ, đi ngoài phân có dịch nhầy,…v.v.
Áp xe hậu môn có tự khỏi không?
Áp xe hậu môn có tự khỏi không là thắc mắc của rất nhiều người. Bệnh này không thể tự khỏi nên người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và có sự can thiệp điều trị của bác sĩ.
2. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng áp xe quanh hậu môn?
Các trường hợp bị áp xe quanh hậu môn thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Vi khuẩn
Một số loại vi khuẩn như: Lao, lị, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột phát triển và gây viêm, nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng. Một số yếu tố tạo điều kiện và môi trường để vi khuẩn phát triển có thể kể đến như vệ sinh hậu môn kém, mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm hậu môn, viêm nang lông, trĩ, nứt kẽ hậu môn,…v.v
Quan hệ tình dục đường hậu môn
Bệnh nhân mắc bệnh đường sinh dục thực hiện quan hệ tình dục đường hậu môn trực tràng làm tổn thương và xâm hại các mô xung quanh hậu môn, trực tràng, gây nhiễm trùng.
Hậu phẫu
Người bệnh từng thực hiện tiểu phẫu về hậu môn, trực tràng, niệu đạo những dụng cụ y tế không được vô trùng, không đảm bảo an toàn, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trùng, dẫn đến áp xe quanh hậu môn.
Dùng thuốc
Một số thuốc điều trị bệnh lý hậu môn được dùng trong thời gian dài hoặc không đúng cách có thể gây kích thích, viêm nhiễm các mô ở vùng này.
Ngoài ra, một số yếu tố sau làm tăng nguy cơ dẫn đến áp xe hậu môn trực tràng:
+ Suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng kém, cơ thể suy nhược,…v.v. (thường gặp ở trẻ nhỏ, người già, người bệnh).
+ Bị chấn thương hoặc có dị vật trong trực tràng, hậu môn.
+ Mắc các bệnh viêm loét đại tràng, viêm ruột, viêm túi thừa, đái tháo đường.
+ Bị chấn thương, viêm vùng chậu hoặc sau khi phẫu thuật vùng chậu, xương cụt.
+ Quá trình vệ sinh hậu môn không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm kéo dài.
+ Mắc bệnh lý vùng hậu môn: bệnh trĩ, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,…v.v. khiến cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào tổ chức kẽ ở khu vực hậu môn – trực tràng.
>> XEM THÊM: Cách phát hiện dấu hiệu trĩ ngoại sớm bạn không nên bỏ qua
Áp xe quanh hậu môn nguy hiểm như thế nào?
Áp xe quanh hậu môn nếu không được phát hiện sớm và xử trí đúng cách có thể dẫn đến nhiều hệ lụy:
+ Nhiễm trùng và chảy mủ nghiêm trọng ở ổ áp xe khiến cho tổn thương ngày càng rộng, điều trị trở nên phức tạp.
+ Áp xe càng lớn thì người bệnh càng đau đớn, đại tiện khó khăn và ra máu. Điều này khiến cho người bệnh có xu hướng nhịn đại tiện, nhịn ăn, giảm sức đề kháng, sức khỏe suy giảm.
+ Nếu ổ áp xe vỡ có thể gây rò hậu môn.
+ Tâm lý đau đớn, e ngại do có áp xe quanh vùng hậu môn khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, chất lượng cuộc sống giảm sút, khó tập trung vào công việc.
+ Lây lan áp xe sang vùng khác của cơ thể, nguy hại đến chức năng sinh sản, dễ khiến nữ giới bị viêm nhiễm phụ khoa.
3. Phương pháp điều trị áp xe quanh hậu môn
Áp xe vùng hậu môn rất dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ vì cả hai đều gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên, cơn đau do tình trạng này thường xảy ra đột ngột, nhanh chóng trở nên trầm trọng hơn chỉ sau 1 – 2 ngày.
Vì vậy, việc áp dụng các phương pháp điều trị thông thường của bệnh trĩ hoàn toàn không mang lại hiệu quả.
Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp. Phương pháp điều trị áp xe quanh hậu môn bao gồm nội khoa kết hợp ngoại khoa.
Điều trị bằng phương pháp nội khoa
Phương pháp này thường áp dụng trong các trường hợp viêm quanh hậu môn và ổ áp xe chưa tạo mủ. Các loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng như:
+ Thuốc kháng sinh (loại có kháng sinh phổ rộng phối hợp với kháng sinh kỵ khí);
+ Thuốc hạ sốt;
+ Thuốc kháng viêm;
+ Thuốc giảm đau;
+ Thuốc chống táo bón;
Trong trường hợp người bệnh có sức khỏe bị giảm sút, bác sĩ có thể sẽ chỉ định truyền dịch để bổ sung dưỡng chất.
Bệnh nhân cần lưu ý, khi điều trị nội khoa quan trọng nhất đó là sự tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ và đúng giờ. Người bệnh nên hạn chế tập luyện thể thao quá sức, không làm việc nặng, không đi bơi ảnh hưởng đến vết thương.
Ngoài ra, nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn mềm, giàu protein và vitamin để hỗ trợ việc tiêu hoá tốt hơn. Không nên quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa
Rạch dẫn lưu mủ là phương pháp điều trị phổ biến được chỉ định khi đã hình thành khối áp xe. Nếu bị áp xe hậu môn trực tràng mức độ nhẹ, ở vị trí nông và ngoài hậu môn, có thể gây tê tại chỗ.
Trường hợp nặng, sâu và rộng, bệnh nhân cần được gây mê để tiến hành phẫu thuật. Thời điểm phẫu thuật cũng cần được lựa chọn phù hợp. Khi mủ chưa hình thành, rạch dẫn lưu mủ có thể khiến nhiễm trùng lan rộng. Nếu thực hiện trễ có thể gây đau đớn và chảy mủ nhiều, lan rộng ra các vùng xung quanh, làm khối áp xe lớn hơn.
Áp xe quanh hậu môn là nhiễm trùng rất nguy hiểm cần được xử trí đúng thời điểm, trước khi khối áp xe vỡ để hạn chế nhiễm trùng lan rộng, gây biến chứng.
Khi có dấu hiệu bất thường vùng hậu môn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi là một trong những cơ sở khám chữa bệnh hậu môn trực tràng uy tín tại địa bàn miền Trung và tỉnh Quảng Ngãi.
Bài viết hy vọng đã cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết liên quan đến áp xe quanh hậu môn. Nếu có thắc mắc hoặc cần được tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ đến số hotline: 0989.932.758 để được hỗ trợ miễn phí!
Bài viết liên quan
Không có bài viết liên quan.