Cách phát hiện sớm triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới

27/09/24
Huyền Trang
0

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới như thế nào không phải ai cũng biết. Chính vì thế nhiều người đã vô tình bỏ qua các dấu hiệu của bệnh. Vậy làm thế nào để phát hiện bệnh lậu ở nữ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về triệu chứng bệnh lậu ở nữ và các nguyên nhân gây bệnh trong bài viết này.

1. Nguyên nhân lây nhiễm bệnh lậu ở nữ giới

Nguyên nhân bệnh lậu ở nữ giới giống với nam giới. Đó là do song cầu khuẩn lậu gây ra. Song cầu khuẩn lậu có hình dạng giống hạt cà phê và được xếp thành từng cặp. Môi trường lý tưởng để song cầu khuẩn lậu sinh sôi và phát triển đó là nơi ẩm ướt và ấm áp. Do đó, lậu cầu có thể được truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ niệu đạo, âm đạo, hoặc hậu môn của người nhiễm bệnh.

hình ảnh bệnh lậu ở nữ giới
hình ảnh bệnh lậu ở nữ giới

Bệnh lậu được coi là bệnh xã hội vì chúng có tính chất lây lan trong cộng đồng nếu không được kiểm soát. Cũng giống như nhiều bệnh tình dục khác, bệnh lậu lây qua nhiều con đường khác nhau:

  • Lây truyền gián tiếp

Những vật dụng cá nhân của người bệnh như quần áo, bàn chải đánh răng, khăn tắm, bồn cầu,…v.v. có thể nhiễm vi khuẩn lậu. Nếu sử dụng chung, bạn có thể bị lây bệnh. Tuy nhiên, vi khuẩn lậu tồn tại không lâu trong môi trường bên ngoài cơ thể. Do đó, trường hợp lây nhiễm gián tiếp hiếm gặp hơn. 

  • Lây truyền qua đường máu

Trong máu của người bệnh có thể có vi khuẩn lậu. Vì thế nếu bạn được nhận máu từ người đó, hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm với người bệnh thì khả năng lây nhiễm là rất cao.

  • Lây qua đường tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây truyền bệnh lậu phổ biến nhất. 90% các ca nhiễm vi khuẩn lậu là do nguyên nhân này. Nếu bạn quan hệ với nhiều bạn tình mà không sử dụng biện pháp bảo vệ thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh lậu.

  • Bệnh lậu ở nữ giới có nguy hiểm không?

Nữ giới mắc phải bệnh lậu rất nguy hiểm, có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Vì vậy, tốt nhất nữ giới nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khi nhận thấy dấu hiệu bất thường để được theo dõi từ sớm.

Kể cả khi đã từng bị bệnh lậu trước đó, nguy cơ tái nhiễm vẫn tồn tại bởi cơ thể hoàn toàn không trở nên miễn nhiễm sau lần mắc đầu tiên.

2. Cách nhận biết triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới

Thông thường, triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới tương tự với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Đây chính là nguyên nhân khiến nữ giới chủ quan và không hề chú trọng khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu ban đầu.

triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa thông thường
triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa thông thường
  • Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới giai đoạn ủ bệnh

Bệnh lậu ở nữ giới giai đoạn đầu phần lớn không có triệu chứng hoặc dấu hiệu rõ ràng. Hơn 50% trường hợp không có triệu chứng lậu ở nữ giới. Điều này khiến họ nhầm tưởng với các bệnh truyền nhiễm thông thường.

Thời gian ủ bệnh lậu ở nữ thường kéo dài từ 2 – 5 ngày, hoặc lâu hơn đến 14 ngày. Điều này tùy thuộc vào sức khỏe, hệ miễn dịch của người bệnh và độ mạnh – yếu của vi khuẩn. Nhiều người vì không biết được bản thân đã nhiễm bệnh nên không chủ động thăm khám và xét nghiệm sớm. Từ đó dẫn đến việc truyền bệnh trong cộng đồng.

  • Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới giai đoạn cấp tính

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới giai đoạn cấp tính là tiểu rắt, đau bụng dưới, cổ tử cung bị sưng đỏ, có mủ chảy ra từ niệu đạo,…v.v.

Những vấn đề ở đường tiết niệu là dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới phổ biến nhất. Các triệu chứng thường thấy như:

+ Đau bụng dưới.

+ Có mủ chảy ra từ niệu đạo.

+ Tiểu rắt, tiểu buốt và có cảm giác nóng rát.

+ Chảy máu bất thường dù không trong kỳ kinh nguyệt.

+ Cổ tử cung bị sưng đỏ, phù nề có mủ hoặc dịch màu đục kèm theo mùi hôi.

  • Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới giai đoạn mạn tính

Đây là giai đoạn nặng của bệnh. Các triệu chứng trước đó trở nên nghiêm trọng hơn. Những chị em bị bệnh lậu mạn tính có thể mắc nhiều biến chứng nguy hiểm như:

+ Viêm họng: Gây đau họng ngay cả khi không có triệu chứng.

+ Rối loạn kinh nguyệt: Chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh. Có thể dẫn đến thai ngoài tử cung hoặc tiểu khung mạn tính.

+ Viêm khớp: Sưng khớp và đau dữ dội tại những khớp lớn như khuỷu tay, cổ tay, đầu gối, mắt cá chân,…v.v.

+ Viêm cổ tử cung: Bị viêm đỏ, có nhầy mủ hoặc nước mủ và rất dễ chảy máu.

+ Viêm niệu đạo: Có mủ chảy từ niệu đạo khi ép khớp mu, hoặc từ các ống Skene, tuyến Bartholin.

+ Hội chứng Fitz – Hugh – Curtis: Gây đau hạ sườn phải. Người bệnh thường có triệu chứng sốt, buồn nôn và nôn.

+ Tổn thương trực tràng: Gây ngứa, chảy máu và tiết dịch đục. Có thể kèm phát ban đỏ hoặc mủ nhầy trên thành trực tràng.

>>XEM THÊM: Nhận biết triệu chứng bệnh lậu ở nam giới bằng cách nào?

3. Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh lậu ở nữ giới

  • Điều trị bệnh lậu ở nữ giới

Bệnh lậu có thể chữa khỏi bằng phương pháp điều trị thích hợp, việc điều trị cần tiến hành càng sớm càng tốt, điều trị đúng thuốc – đủ liều.

Cách trị bệnh lậu ở nữ giới thường là dùng thuốc. Quá trình điều trị bằng thuốc ở nữ giới gấp đôi thời gian điều trị ở nam giới.

cách trị bệnh lậu ở nữ giới thường là dùng thuốc
cách trị bệnh lậu ở nữ giới thường là dùng thuốc

Thuốc điều trị bệnh lậu ở nữ giới bao gồm:

+ Spectinomycine với tên biệt dược là Trobicin hay Kirin, 4g – tiêm bắp liều duy nhất; trường hợp bệnh mãn tính, tiêm liên tiếp 2 ngày.

+ Nếu không tiện tiêm thuốc có thể chọn giải pháp uống nhưng thường tỉ lệ thành công sẽ thấp hơn, thuốc thường dùng Azithromycin (Zithromax) 250mg x 4 viên uống liều duy nhất.

Nếu điều trị đúng thuốc, đủ liều thì triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhiều lần sẽ giảm nhanh. Các triệu chứng còn lại sẽ biến mất hoàn toàn sau 5 – 7 ngày.

Trong quá trình điều trị, tuyệt đối không “làm chuyện ấy”, không uống đồ uống có cồn và chất kích thích, không làm thủ thuật tiết niệu.

Chỉ được kết luận khỏi bệnh khi xét nghiệm sau hai lần liên tiếp âm tính hoặc không còn tiết dịch niệu đạo.

  • Phòng ngừa bệnh lậu ở nữ giới

Bệnh lậu ở nữ rất thường gặp và có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, việc chủ động phòng ngừa ngay từ ban đầu là thực sự cần thiết. Dưới đây là một số giải pháp hữu ích bạn có thể tham khảo:

+ Sử dụng bao cao su mỗi khi “làm chuyện ấy” để làm giảm nguy cơ mắc bệnh lậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

+ Nên sử dụng bao cao su ngay khi bắt đầu quan hệ tình dục cho đến khi xuất tinh.

+ Sử dụng màng chắn nha khoa khi quan hệ tình dục bằng miệng – âm đạo.

+ Nên chung thuỷ với mối quan hệ một vợ một chồng, tránh có quá nhiều bạn tình.

+ Luôn chắc chắn rằng bạn tình đã được kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm bệnh lậu.

+ Không quan hệ tình dục với người có biểu hiện mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, điển hình như: nóng rát khi đi tiểu, đau hoặc nổi mẩn đỏ bộ phận sinh dục.

+ Đi xét nghiệm, khám phụ khoa thường xuyên để phát hiện kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả bệnh lậu.

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin về triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, mỗi người sẽ chủ động theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh ngay từ sớm, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.

Nếu còn băn khoăn, hãy liên hệ số hotline: 0989.932.758 để được các bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Quảng Ngãi tư vấn miễn phí cho bạn nhé!

Đặt lịch online