Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng kinh nguyệt không đều như: Dậy thì, thay đổi nồng độ hormone, stress…v.v. Đối với hầu hết nữ giới, chu kỳ kinh nguyệt bình thường dao động từ 21 – 35 ngày. Tuy nhiên, có khoảng 14% – 25% chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều, nghĩa là chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn bình thường.
Cùng các chuyên gia đa khoa Quảng Ngãi tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng kinh nguyệt không đều ở nữ giới nhé!
I. Kinh nguyệt không đều là tình trạng như thế nào?
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường của các chị em sẽ kéo dài từ 28 – 30 ngày. Độ dài thời gian hành kinh thường khoảng từ 3 – 5 ngày. Ngày hành kinh của chị em có thể đến sớm hoặc muộn hơn 3 – 5 ngày vẫn được xem là bình thường. Nhưng một chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ có những biểu hiện sau:
Chu kỳ kinh đến sớm:
Là chu kỳ kinh nguyệt không diễn ra đúng ngày so với dự kiến, thay vào đó nó đến sớm trước hơn 3 ngày, 7 ngày. Hoặc một số trường hợp chị em “rụng dâu” 2 lần/tháng.
Trễ kinh:
Nếu kỳ kinh đến trễ 3 – 4 ngày vẫn được xem là bình thường. Tuy nhiên, thời gian trễ kinh quá lâu mà trước đó bạn đã có quan hệ tình dục, rất có thể đây là dấu hiệu bạn đã có thai. Một số dấu hiệu bất thường khác trong chu kỳ kinh mà chị em cần lưu ý là:
+ Thời gian kỳ kinh kéo dài hơn 7 ngày.
+ Độ dài thời gian giữa các chu kỳ thay đổi hơn 9 ngày. Ví dụ: Một chu kỳ là 28 ngày, tiếp theo là 37 ngày và tiếp theo là 29 ngày.
+ Hành kinh đi kèm với đau bụng dữ dội, chuột rút, buồn nôn hoặc nôn.
+ Kinh thưa: Vòng kinh dài hơn 35 ngày.
+ Kinh mau: Vòng kinh ngắn dưới 22 ngày.
+ Vô kinh: Không có kinh từ 6 tháng trở lên .
– Một số bất thường máu kinh (ngày và lượng kinh):
+ Cường kinh (băng kinh): Lượng máu kinh nhiều hơn 20ml/kỳ.
+ Thiểu kinh: Lượng máu kinh ít hơn 20ml/kỳ và số ngày có kinh dưới 2 ngày .
+ Rong kinh: Số ngày có kinh nhiều hơn 7 ngày.
+ Màu kinh: Máu kinh nguyệt có màu bất thường, có màu đen và lẫn cả máu cục.
II. Nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều ở nữ giới
Dưới đây là 14 nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều ở nữ giới chị em cần lưu ý:
1. Mang thai
Hiện tượng mang thai gây mất kinh hoặc ra ít máu. Nếu bạn thấy mất kinh hoặc những thay đổi về kinh nguyệt mà trước đó bạn có quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai, bạn có thể kiểm tra xem mình có thai hay không.
2. Thuốc tránh thai nội tiết
Viên uống tránh thai nội tiết có thể gây ra máu bất thường giữa chu kỳ kinh dẫn đến kinh nguyệt ít hơn nhiều. Thuốc tránh thai gây tình trạng kinh nguyệt không đều.
3. Cho con bú
Sữa mẹ có chứa nhiều prolactin ức chế hormon sinh sản dẫn đến kinh nguyệt rất ít hoặc không có trong thời gian cho con bú. Kinh nguyệt sẽ trở lại đều đặn khi mẹ cai sữa cho con.
4. Tiền mãn kinh
Thường bắt đầu ở tuổi 40 hoặc có thể sớm hơn. Lượng estrogen dao động trong thời gian này có thể làm cho chu kỳ kinh dài hơn hoặc ngắn hơn.
5. Hội chứng đa nang buồng trứng
Kinh nguyệt không đều là đặc điểm nổi bật nhất của hội chứng đa nang buồng trứng do lượng androgens tăng lên có thể gây mất kinh hoặc ra máu nhiều hơn khi có kinh.
6. Bệnh tuyến giáp
Suy giáp, tuyến giáp hoạt động kém có thể khiến kinh nguyệt dài hơn, nhiều hơn và gây đau bụng hơn. Cường giáp sẽ khiến kinh nguyệt của chị em ngắn hơn, ít hơn.
7. U xơ tử cung
U xơ là những khối u cơ phát triển trong thành tử cung. U xơ có thể khiến kinh nguyệt ra rất nhiều, gây đau và gây thiếu máu.
8. Lạc nội mạc tử cung
Tỷ lệ lạc nội mạc tử cung gặp ở 1/10 số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng dữ dội khi có kinh, khiến kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu và chảy máu giữa các kỳ kinh.
9. Thừa cân
Thừa cân tác động đến các hormon và mức insulin gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh. Béo phì gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều. Tăng cân nhanh cũng gây ra bất thường kinh nguyệt. Tăng cân và kinh nguyệt không đều là dấu hiệu phổ biến của hội chứng đa nang buồng trứng và suy giáp.
10. Rối loạn ăn uống và sụt cân quá nhanh
Giảm cân quá nhiều và quá nhanh có thể gây mất kinh. Ngoài ra, cơ thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, rụng tóc. Không ăn đủ lượng calo còn có thể cản trở sản sinh hormon ảnh hưởng đến việc rụng trứng.
11. Tập thể dục quá sức
Tập thể dục nặng hoặc quá sức gây trở ngại cho các hormon chịu trách nhiệm về kinh nguyệt. Giảm cường độ tập và tăng lượng calo có thể giúp khôi phục kinh nguyệt.
12. Stress
Stress tác động vào vùng não điều khiển các hormon tuyến yên khiến cho quá trình tiết dịch và rụng trứng không ổn định, gây tình trạng kinh nguyệt không đều. Kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường khi hết stress.
13. Tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như:
+ Thuốc tuyến giáp.
+ Thuốc chống đông máu.
+ Thuốc chống trầm cảm.
+ Thuốc hóa trị.
+ Thuốc động kinh.
+ Thuốc aspirin và ibuprofen.
+ Liệu pháp thay thế hormon.
14. Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung sẽ gây ra máu giữa kỳ hoặc kinh nguyệt ra nhiều. Ra máu trong hoặc sau khi giao hợp và khí hư bất thường là những dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh này.
III. Biểu hiện của kinh nguyệt không đều
Thông thường, một kỳ nguyệt san sẽ kéo dài khoảng 28-30 ngày, có thể nhanh hơn hoặc chậm đi 3-5 ngày. Thời gian hành kinh kéo dài từ 3-5 ngày. Biểu hiện của kinh nguyệt không đều bao gồm:
+ Chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày.
+ Thời gian hành kinh ngắn hơn 3 ngày hoặc dài hơn 7 ngày.
+ Lượng máu kinh bị mất có thể quá nhiều hoặc quá ít.
+ Máu kinh có màu sắc bất thường, máu màu đen, lẫn các cục máu đông.
+ Có dấu hiệu ra máu giữa 2 kỳ kinh.
+ Thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng hoặc chỉ vài ngày. Lượng máu kinh lúc nhiều, lúc ít.
+ Kinh nguyệt bị ngừng khoảng 6 tháng trở lên (vô kinh thứ phát) hoặc trường hợp chưa bao giờ có kinh (vô kinh nguyên phát).
+ Đau bụng dữ dội, đau lưng, mệt mỏi,…v.v. trong thời kỳ kinh nguyệt.
1. Kinh nguyệt không đều liệu có sao không?
Khi chị em rơi vào tình huống kinh nguyệt không đều thường cảm thấy lo lắng. Vậy khi gặp phải tình trạng chu kỳ kinh không ổn định chị em sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì:
+ Khó xác định ngày rụng trứng khiến chị em khó lên kế hoạch và chuẩn bị cho việc mang thai.
+ Số ngày hành kinh kéo dài, lượng máu kinh mất đi quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, chị em dễ bị mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu…v.v. Những trường hợp thiếu máu nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
+ Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa do vùng kín trong trạng thái ẩm ướt kéo dài, các vi khuẩn, virus, tạp khuẩn…v.v. dễ tấn công và phát triển gây bệnh. Nguy hiểm hơn, các bệnh lý như u xơ tử cung, u nang buồng trứng…v.v. có thể làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.
+ Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể có thể khiến làn da chị em trở nên kém mịn màng, dễ nổi mụn, nám da, đồi mồi, khô ráp…v.v. ảnh hưởng đến chất lượng sống của nhiều chị em.
Chính vì vậy, chị em cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình một cách cẩn thận nhất nhằm phát hiện sớm những tình huống kinh nguyệt không đều để thăm khám sớm, và có hướng can thiệp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
2. Kinh nguyệt không đều khi nào chị em nên đi khám phụ khoa?
Chu kỳ kinh ổn định là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe sinh sản và khả năng sinh sản của nữ giới. Chính vì thế, bạn nên gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng bất thường về kinh nguyệt. Đặc biệt là khi gặp phải một trong các dấu hiệu sau:
+ Sốt cao;
+ Đau vùng chậu dữ dội;
+ Dịch âm đạo có mùi hôi;
+ Chảy máu nặng bất thường;
+ Chảy máu giữa các thời kỳ;
+ Thời gian “rụng râu” kéo dài hơn 7 ngày;
Kinh nguyệt không đều không chỉ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày, tinh thần mà còn tác động đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Do đó, việc điều trị kinh nguyệt không đều cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Nếu như bạn đang có nhu cầu cần bác sĩ tư vấn về tình trạng kinh nguyệt không đều, hãy liên hệ ngay tới hotline: 0989 932 758 để được các bác sĩ phụ khoa Quảng Ngãi tư vấn miễn phí các vấn đề nhé!
Bài viết liên quan
Không có bài viết liên quan.