Đi tiểu đau buốt không chỉ gây khó chịu, bất tiện mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy nguyên nhân của tình trạng đi tiểu đau buốt là gì? Làm sao để khắc phục hiệu quả, tránh nguy hại cho sức khỏe? Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết bên dưới.
1. Nguyên nhân khiến nam giới đi tiểu đau buốt
Khi đi tiểu bị đau buốt ở nam thường là dấu hiệu cảnh báo các bệnh đường tiết niệu như: viêm nhiễm bàng quang, viêm niệu đạo hoặc sỏi thận. Triệu chứng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.
Đi đái bị buốt là cảm giác đau buốt và nóng rát trong quá trình tiểu (từ lúc bắt đầu đến lúc tiểu xong). Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể là do viêm nhiễm hoặc một số vấn đề sức khỏe.
Dưới đây là một số nguyên nhân tiểu buốt ở nam giới:
Đi tiểu đau buốt do viêm bàng quang
Vi khuẩn xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu và lan đến bàng quang. Lúc này, ngoài cảm giác đau buốt và nóng rát, bạn có thể cảm nhận được sự đau tức ở vùng bụng dưới trong mỗi lần đi tiểu, thậm chí có thể gây đi tiểu ra máu.
Viêm đường tiết niệu
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra cảm giác đau buốt khi đi tiểu. Theo đó, các loại vi khuẩn như: E.coli, Proteus hay vi khuẩn lậu xâm nhập vào ống niệu đạo và gây viêm đường tiết niệu, không chỉ gây nóng rát khi đi tiểu mà đôi khi còn xuất hiện mủ trong nước tiểu.
Viêm thận hoặc sỏi thận
Đi tiểu bị đau cũng là dấu hiệu cho thấy thận có vấn đề (bị viêm thận, sỏi thận). Cụ thể, sỏi thận gây cảm giác đau đớn khi đi tiểu là do những viên sỏi trong thận cản trở “đường đi” của dòng nước tiểu, khiến nước tiểu khó hay thậm chí là không chảy xuống được niệu quản bàng quang để ra ngoài.
Đi tiểu đau buốt do viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt
Tình trạng đi tiểu bị đau ở nam giới có thể là do viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt. Bởi nước tiểu muốn thoát ra ngoài phải đi qua tuyến tiền liệt, nếu tuyến bị viêm hay phì đại thì sẽ cản trở quá trình này.
Lúc này, không chỉ đau và khó chịu, người bệnh còn gặp tình trạng tiểu lắt nhắt, tiểu ngắt quãng, nước tiểu không chảy thành dòng mà nhỏ từng giọt v.v…
Bí tiểu
Tình trạng này thường xảy ra ở nam giới trên 50 tuổi. Bí tiểu là cảm giác đau buốt, kèm theo đó là không thể tiểu được, hoặc nếu tiểu được thì chỉ cho ra vài giọt nước tiểu. Nguyên nhân gây bí tiểu có thể là do bàng quang bị căng tức, sỏi niệu đạo, u tuyến tiền liệt…v.v.
Đi tiểu đau buốt do nguyên nhân khác
+ Dị ứng với thuốc: Thuốc hóa trị ung thư, thuốc tránh thai, các dung dịch vệ sinh v.v… có thể chứa một số thành phần gây dị ứng, khiến người dùng bị đau buốt và nóng rát khi đi tiểu.
+ Bị nhiễm các bệnh lây truyền qua tình dục như bệnh lậu, bệnh Chlamydia v.v…
+ Ảnh hưởng tâm lý: Gặp căng thẳng, áp lực trong công việc, học tập v.v…
+ Chế độ dinh dưỡng: Ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu bia, cà phê v.v…
+ Chấn thương vùng kín: Gặp tai nạn dẫn đến chấn thương vùng bìu, dương vật, âm đạo v.v…
+ Sinh hoạt tình dục quá độ và không vệ sinh vùng kín sau mỗi lần quan hệ.
>> XEM THÊM: Tiểu buốt ra máu: Nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa
2. Tiểu buốt tiểu nhiều lần cảnh báo bệnh gì?
Ngoài các yếu tố chủ quan như uống nhiều nước, uống đồ uống lợi tiểu v.v… dẫn đến tiểu buốt tiểu nhiều lần thì tình trạng này có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý. Bao gồm:
Nhiễm trùng tiết niệu
Nhiễm trùng tiết niệu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tiểu buốt tiểu nhiều lần. Khi vi khuẩn xâm nhập sẽ di chuyển sang thận, bàng quang v.v… khiến bàng quang sưng lên và không chứa được nhiều nước tiểu nên sẽ rất nhanh có cảm giác muốn đi tiểu.
Bên cạnh đi tiểu nhiều lần, nếu bị nhiễm trùng tiết niệu sẽ có một số triệu chứng khác như nước tiểu đục, có mùi lạ, lẫn máu, đau rát khi đi tiểu v.v… Thậm chí, nhiều trường hợp bị sốt, ớn lạnh, đau bụng dưới và đau bên hông.
Hội chứng viêm bàng quang kẽ
Người mắc hội chứng viêm bàng quang kẽ (hội chứng đau bàng quang) thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu liên tục nhưng lượng nước tiểu mỗi lần lại rất ít. Ngoài ra, họ còn có một số triệu chứng khác như đau bụng dưới, đau khi đi tiểu hoặc khi quan hệ v.v…
Phì đại tuyến tiền liệt
Khi bị phì đại, tuyến tiền liệt có thể làm cho dòng nước tiểu yếu, không đều nên người bệnh sẽ phải đi tiểu nhiều lần để đẩy hết nước tiểu ra khỏi cơ thể.
Sỏi thận
Khoáng chất, muối có thể lắng đọng rồi kết tinh lại thành các viên sỏi trong thận. Khi bị sỏi thận, người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần lại không nhiều.
Ngoài ra, khi bị sỏi thận sẽ kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, sốt, ớn lạnh, đau hai bên hông, đau lưng lan xuống háng theo từng đợt.
Tiểu đường
Tiểu nhiều lần cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do khi mắc bệnh, lượng đường máu tăng cao và khiến chức năng lọc của thận bị tổn thương.
Khi đó, lượng đường không được lọc sẽ tồn đọng trong nước tiểu. Chúng hút nhiều nước và khiến người bệnh thường xuyên muốn đi tiểu.
Bệnh tiểu buốt có tự hết được hay không?
Tiểu buốt là hiện tượng người bệnh cảm thấy đau nhói mỗi khi đi tiểu. Triệu chứng tiêu biểu của tiểu buốt sẽ là đi tiểu ra máu, đau bụng dưới, tiểu rắt, sốt, mệt mỏi, đau vùng thắt lưng v.v…
Không chỉ vậy, tiểu buốt còn khiến cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và khiến cho người bệnh ngại đi tiểu, luôn nhịn tiểu. Điều này làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Đối với câu hỏi “Bệnh tiểu buốt có tự hết không?” thì theo như thông tin mà các bác sĩ chuyên khoa đưa ra, bệnh tiểu buốt không thể nào tự khỏi mà không có sự can thiệp của điều trị.
Đi tiểu đau buốt là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm, vì vậy nếu như thấy hiện tượng tiểu buốt kéo dài thì người bệnh không nên chủ quan mà hãy đi khám ngay lập tức để hạn chế những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
3. Cách điều trị tình trạng đi tiểu đau buốt ở nam giới
Đi tiểu đau buốt cần có giải pháp điều trị kịp thời. Nhiều trường hợp gây ra biến chứng nặng nề lên các cơ quan như bàng quang, thận hoặc làm thuyên giảm khả năng tình dục ở nam giới (xuất tinh sớm, hiếm muộn, vô sinh).
Dưới đây là những phương pháp điều trị đi tiểu đau buốt ở nam giới:
+ Nếu tình trạng viêm gây đi tiểu đau: Các bác sĩ kê đơn thuốc uống đặc biệt để chống viêm, thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau và thôi thúc đi tiểu.
+ Đi tiểu đau do sỏi thận, niệu đạo hoặc bàng quang: Bác sĩ có thể cân nhắc điều trị hoặc phẫu thuật để loại bỏ sỏi khỏi cơ thể người bệnh.
Nếu bệnh nhân bị đau tiết niệu nghiêm trọng do chế độ ăn uống hoặc lối sống, hãy cải thiện chế độ ăn uống và lối sống để cải thiện các triệu chứng.
Biện pháp phòng ngừa đi tiểu đau buốt
Ngoài ra, để phòng ngừa đi tiểu đau buốt, bạn cần lưu ý:
+ Tạo thói quen đi tiểu đều đặn trong ngày.
+ Giữ bộ phận sinh dục sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ.
+ Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ để tránh tiểu đêm.
+ Người bệnh không nên nhịn tiểu trong thời gian dài, cần đi ngay khi cảm thấy buồn tiểu.
+ Đảm bảo dinh dưỡng và nên tránh các chất kích thích có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu, bia, cà phê, nước ngọt, đồ ăn cay nóng v.v…
+ Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng đi tiểu đau buốt và làm sao để khắc phục. Nếu cảm thấy lo lắng hoặc tình trạng bệnh không thuyên giảm, tốt nhất nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị hiệu quả.
Một đơn vị y tế uy tín bạn có thể tham khảo là phòng khám đa khoa Quảng Ngãi. Người bệnh có thể đặt lịch khám trước bằng cách liên hệ số hotline: 0989 932 758 để được hướng dẫn cụ thể hơn.
Bài viết liên quan
Tìm hiểu triệu chứng đi tiểu buốt ra mủ và những nguy cơ tiềm ẩn
Tiểu buốt tiểu rắt: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Tiểu buốt ra máu: Nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa