Tắc kinh sau sinh là vấn đề xảy ra ở rất nhiều chị em phụ nữ. Đặc biệt đối với phụ nữ sau sinh tình trạng này là một nỗi lo lớn. Vì kinh nguyệt chính là tấm gương phản chiếu tình hình sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Vậy khi bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh mẹ bỉm nên làm gì?
1. Tìm hiểu về hiện tượng tắc kinh sau sinh
Sau thời gian sinh con, nhiều người lại phải đối mặt với một nỗi lo mới, đó là tình trạng tắc kinh lâu ngày. Một số biểu hiện cụ thể của hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có thể kể đến như:
+ Thời gian có kinh không đều;
+ Kinh nguyệt có màu sắc lạ;
+ Suy giảm sức khỏe và tinh thần mỗi kỳ hành kinh tới;
+ Tình trạng tắc kinh nhiều tháng;
Sau khi sinh xong, nội tiết tố của phụ nữ còn chưa ổn định, cơ thể chưa khỏe mạnh hoàn toàn. Chính vì thế tình trạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra là điều rất dễ gặp phải.
Việc có kinh trở lại vào thời gian nào sau sinh sẽ tùy thuộc vào mỗi mẹ bỉm khác nhau. Chẳng hạn như nếu chị em cho con bú hoàn toàn thì khoảng từ 7 – 8 tháng sau sinh sẽ thấy có kinh nguyệt xuất hiện. Tuy nhiên, cũng có mẹ bỉm sau sinh 2 – 3 tháng thì kinh nguyệt trở lại.
Theo các chuyên gia, đây được coi là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy ít nhiều các có ảnh hưởng tới cuộc sống, tâm sinh lí, các mẹ bỉm sữa vẫn không cần quá lo lắng bởi tình trạng này có thể khắc phục được.
=> XEM THÊM: Điều trị tắc kinh ra máu nâu tại nhà với những mẹo đơn giản
2. Nguyên nhân nào khiến phụ nữ bị tắc kinh sau sinh nở?
Hormone Prolactin có vai trò quyết định việc kinh nguyệt trở lại sau sinh ở phụ nữ. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ giải phóng Prolactin cũng sẽ dẫn đến hiện tượng tắc kinh sau sinh khi chị em cho con bú.
Dưới đây là một số yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ giải phóng Prolactin ở phụ nữ sau sinh:
Em bé ăn sữa ngoài
Nếu cho trẻ uống thêm các loại sữa công thức hoặc cho em bé bú nước giữa lần bú thì cơ thể mẹ sẽ giải phóng ít Prolactin hơn. Trên thực tế, cũng giống như các hormone hỗ trợ bạn mang thai, Prolactin là loại hormone chính chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ. Nó được sản xuất bởi tuyến yên, nằm trong não.
Khi con bạn cần ít sữa hơn và cũng bắt đầu ăn thức ăn rắn, tuyến yên sẽ cảm nhận được sự thay đổi cách bú này và sản xuất ít Prolactin hơn. Khi mức Prolactin chậm lại, mẹ bỉm có thể thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình quay trở lại. Mặc dù trên thực tế là chị em vẫn đang cho con bú.
Sử dụng ti giả ảnh hưởng đến lượng hormone Prolactin
Việc làm dụng ti giả trong những ngày đầu hay tuần đầu sau sinh sẽ làm trẻ không muốn ngậm vú mẹ và không kích thích mẹ tiết sữa. Việc lạm dụng vú giả sẽ làm lượng Prolactin trong cơ thể mẹ giảm, sữa mẹ sẽ giảm cả về chất và về lượng.
Càng cho bé bú nhiều thì cơ thể mẹ sẽ tiết càng nhiều Prolactin hơn. Prolactin cũng có tác dụng làm chậm kinh nguyệt. Việc cho con bú giữ cho lượng hormone này ở mức cao, vì vậy bạn càng cho con bú lâu, bạn càng có nhiều khả năng bị chậm kinh hoặc tắc kinh nhiều tháng.
Thuốc tránh thai có chứa Estrogen
Sự mất cân bằng Estrogen và Prolactin sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa của mẹ. Do đó, việc sử dụng thuốc tránh thai chứa Estrogen sẽ làm giảm sản lượng sữa của mẹ.
Một số loại thuốc chứa Estrogen và Progestin có thể làm rối loạn tín hiệu hormone trong cơ thể, gây tình trạng tắc kinh lâu ngày.
Trầm cảm dễ khiến nữ giới tắc kinh sau sinh
Sau sinh là giai đoạn phụ nữ rất dễ bị trầm cảm. Trầm cảm sau sinh, còn được gọi là rối loạn cảm xúc hậu sản, là một vấn đề khá phổ biến và có thể làm tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt.
Các yếu tố như căng thẳng, lo âu, mệt mỏi và thay đổi nội tiết tố có thể làm chậm hoặc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Do vậy, gia đình cần trò chuyện, quan tâm đến phụ nữ sau sinh nhiều hơn.
3. Làm thế nào để khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh?
Như đã nói ở trên, rối loạn kinh nguyệt sau sinh đôi khi là hiện tượng sinh lý bình thường bởi nội tiết hormone sau sinh chưa ổn định hoặc do đang nuôi con bú. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là chị em chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe phụ khoa.
Chữa trị chứng tắc kinh lâu ngày bằng các biện pháp tại nhà
Để chữa tắc kinh sau sinh, chị em có thể thực hiện từ một số biện pháp sau đây:
+ Cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
+ Tích cực tập thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập yoga nhẹ nhàng.
+ Tránh để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, stress. Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, trò chuyện với con và người thân trong gia đình nhiều hơn để giúp sản phụ phòng bệnh trầm cảm sau sinh.
+ Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc tránh thai. Vì thuốc có nhiều tác dụng phụ có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh.
+ Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,…
+ Bổ sung nội tiết tố Estrogen trực tiếp sẽ giúp điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh nhanh hơn.
Chú ý: Việc bổ sung nội tiết tố cho cơ thể phải đúng cách, đúng liều lượng. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Đặc biệt, nếu tình trạng tắc kinh sau sinh kéo dài, bất kể là rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ hay sinh thường đều có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
Tắc kinh sau sinh – Khi nào nữ giới cần thăm khám với bác sĩ?
Chị em sau sinh càng cần phải đặc biệt chú ý đến những thay đổi bất thường của cơ thể. Chị em hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu có bất kỳ biểu hiện nào sau đây:
+ Vùng kín ngứa ngáy khó chịu;
+ Kinh nguyệt đã bắt đầu lại nhưng sau đó biến mất sau khoảng thời gian dài;
+ Máu âm đạo ra lốm đốm giữa các chu kỳ;
+ Nhức đầu dữ dội, khó thở;
+ Đi tiểu đau rát;
+ Không hành kinh ba tháng sau sinh hoặc ba tháng sau khi chị em ngưng cho con bú;
⇒ Câu hỏi liên quan: Tắc kinh có thai được không?
Sau đây là giải đáp của các bác sĩ phụ khoa Quảng Ngãi:
Có khá nhiều ý kiến cho rằng việc quan hệ sau sinh khi chưa có kinh thì không thể mang thai. Do đó, việc sử dụng biện pháp tránh thai là không cần thiết.
Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Đối với những mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, hormone nội tiết tố prolactin hoạt động mạnh sẽ kích thích tuyến phát triển. Tuy nhiên, điều này gây ức chế khả năng hoạt động của buồng trứng dẫn đến khả năng mang thai thấp. Thế nhưng các mẹ vẫn có khả năng mang thai trong giai đoạn này.
Rất khó để có thể xác định được chính xác thời gian rụng trứng lần đầu của phụ nữ sau khi sinh. Do đó, lần rụng trứng đầu tiên có thể xảy ra trước kỳ kinh nguyệt của mẹ.
Điều này khiến cho mẹ dù chưa có kinh nguyệt nhưng nếu quan hệ tình dục thì vẫn có thể thụ thai. Bởi trứng vẫn có khả năng gặp tinh trùng trong khoảng thời gian quan hệ không sử dụng biện pháp phòng tránh thai.
Trong trường hợp tắc kinh sau sinh nhiều ngày, tốt nhất các bạn nên tìm đến các cơ sở y tế hoặc các phòng khám phụ khoa để được khám và tư vấn đầy đủ. Để đặt lịch khám tại phòng khám đa khoa Quảng Ngãi, bạn vui lòng liên hệ tới HOTLINE: 0989 932 758 hoặc đặt lịch trực tiếp qua cổng CHAT website.
Bài viết liên quan
Điều trị tắc kinh ra máu nâu tại nhà với những mẹo đơn giản
Những lý do thường gặp gây tắc kinh 2 tháng là gì?
Những nguyên nhân nào khiến chị em tắc kinh 3 tháng?