Sùi mào gà ở nữ là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus HPV gây ra. Bệnh biểu hiện dưới dạng các mụn cóc sinh dục ở vùng kín của nữ giới như: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung,…v.v. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng sùi mào gà ở nữ và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
1. Nhận biết bệnh sùi mào gà ở nữ giới bằng cách nào?
Triệu chứng sùi mào gà ở nữ giới
Sùi mào gà là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục, do virus gây u nhú ở người (HPV) gây nên. Triệu chứng sùi mào gà ở nữ có thể khác nhau tùy theo từng trường hợp, dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:
+ Sùi mào gà gây ngứa và khó chịu: Sùi mào gà ở nữ thường gây ra cảm giác ngứa ngáy và khó chịu ở vùng kín, đặc biệt khi các nốt sùi phát triển và lan rộng.
+ Chảy máu vùng âm hộ, âm đạo: Các nốt sùi mào gà khi bị tổn thương có thể gây chảy máu, đặc biệt sau khi quan hệ tình dục hay khi vệ sinh vùng kín.
+ Âm đạo tiết ra chất nhầy: Nữ giới bị nhiễm sùi mào gà ở âm đạo thường gây ra viêm nhiễm, có hiện tượng âm đạo tiết ra chất nhầy không bình thường với màu sắc, độ đặc và mùi hôi lạ.
+ Xuất hiện các nốt sùi: Các nốt sùi nhỏ mọc lên ở vùng kín hoặc xung quanh, thường có màu hồng, hình thù giống như cụm sùi của mào gà hoặc bông cải. Nốt sùi có thể mọc thành nhóm hoặc đơn lẻ.
+ Sưng và đau: Khi bị nhiễm sùi mào gà, vùng kín có thể sưng đỏ và đau nhức, gây khó khăn trong quá trình đi tiểu hoặc trong “chuyện yêu”. Các nốt sùi có thể xuất hiện ở phần ngoài của âm hộ, bên trong âm đạo, cổ tử cung hay vùng hậu môn.
Sùi mào gà ở nữ có nguy hiểm đến tính mạng không?
Nữ giới bị sùi mào gà không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người mắc phải như:
+ Ngứa, đau đớn và chảy máu: Các mụn sùi mào gà có thể gây ra tình trạng ngứa, đau hoặc chảy máu khi “làm chuyện ấy” hoặc đại tiện.
+ Ảnh hưởng đến sinh sản: Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới, nhất là với các đối tượng nữ giới có tổn thương ở cổ tử cung.
+ Tăng nguy cơ mắc ung thư: Một số chủng HPV gây ra sùi mào gà có thể liên quan đến nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, âm đạo hoặc hậu môn.
+ Ảnh hưởng đến sự tự tin, sức khỏe tâm lý: Bệnh sùi mào gà có thể gây cảm giác bất tiện, mất tự tin và ảnh hưởng đến mối quan hệ tình dục của người bệnh.
Nếu phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc sùi mào gà, nên tìm đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Việc sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn trong quan hệ tình dục cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
>> XEM THÊM: Mách bạn cách chữa sùi mào gà ở nam giới tại nhà hiệu quả
2. Các giai đoạn bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội thường gặp. Bệnh gây lo lắng và sợ hãi cho người mắc phải. Thông thường, bệnh sùi mào gà sẽ phát triển và diễn tiến theo 5 giai đoạn chính sau:
Sùi mào gà ở nữ giai đoạn ủ bệnh
Đây là giai đoạn bắt đầu từ khi người bệnh tiếp xúc với mầm bệnh cho đến khi bệnh khởi phát. Khi HPV xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ bắt đầu bám vào các tế bào, khiến các tế bào bị thay đổi gen, làm chúng hoạt động bất thường, không chết đi theo đúng chu kỳ và nhân lên nhanh chóng.
Ở giai đoạn này người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Thời gian ủ bệnh có thể diễn ra trong vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người.
Giai đoạn khởi phát
Đây là giai đoạn xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh sùi mào gà ở nữ. Thường bắt đầu với sự xuất hiện của các nốt sùi mào nhỏ, rải rác, thưa thớt.
Giai đoạn phát triển
Trong giai đoạn này, bệnh sùi mào gà tiếp tục phát triển và số lượng nốt sùi ngày càng tăng lên ở bề mặt da và phát triển thành các hạt lớn hơn hình thành mào gà. Điều này làm ảnh hưởng đến chuyện “chăn gối”, vệ sinh cá nhân và đôi khi gây căng thẳng, tự ti cho người bệnh.
Sùi mào gà ở nữ giai đoạn biến chứng
Đây có thể được coi là giai đoạn cuối của bệnh sùi mào gà. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng như sự lây lan của nốt sùi mào gà đến các bộ phận khác như vòm họng, vùng hậu môn hoặc cổ tử cung, gây ung thư cổ tử cung.
Trong giai đoạn này, người bệnh còn xuất hiện tình trạng bội nhiễm, vùng tổn thương do sùi mào gà gây ra bị sưng tấy, tiết dịch, lở loét, dễ chảy máu,…v.v.
Giai đoạn tái phát
Bệnh sùi mào gà sau khi điều trị có thể sẽ không hoàn toàn biến mất. Một số người có thể gặp sự tái phát của bệnh, đặc biệt là khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoặc khi cơ thể tiếp xúc lại với virus HPV do thói quen quan hệ tình dục kém an toàn.
Những người mắc bệnh sùi mào gà cần được điều trị đúng cách để giảm nguy cơ tái phát và biến chứng. Ngoài ra, việc sử dụng biện pháp phòng ngừa trong quan hệ tình dục, tiêm chủng vaccine HPV, giữ vệ sinh vùng kín cũng rất quan trọng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.
3. Các phương pháp điều trị sùi mào gà ở nữ giới
Hiện nay, các phương pháp điều trị sùi mào gà tập trung vào việc loại bỏ tổn thương và giảm thiểu nguy cơ ung thư do nhiễm virus HPV. Mục tiêu là làm giảm các triệu chứng khó chịu, kiểm soát và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng, đồng thời hạn chế tối đa khả năng tái phát.
Điều trị sùi mào gà ở nữ giới bằng thuốc
Bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng thuốc đối với những trường hợp sùi mào gà ở giai đoạn đầu. Phương pháp này có ưu điểm là tác dụng nhanh chóng và dễ sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đau nhức cơ, dị ứng, phát ban,…v.v.
Trong một số trường hợp, nếu việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, sùi mào gà ở nữ còn có thể được điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa như: áp lạnh, laser, phẫu thuật…v.v.
Điều trị sùi mào gà bằng kỹ thuật ALA – PDT
Phương pháp điều trị sùi mào gà ALA – PDT hoạt động bằng cách sử dụng oxy, ánh sáng và chất cảm quang để tiêu diệt virus HPV và phá hủy các nốt u nhú, mụn sùi. Liệu pháp này không chỉ ngăn chặn sự phát triển của các tế bào mầm bệnh mà còn thúc đẩy phục hồi các tế bào bị tổn thương.
Sử dụng phương pháp ALA – PDT mang lại nhiều ưu điểm như:
+ Xác định và tiêu diệt nhanh chóng các nốt u nhú, mụn sùi mà không ảnh hưởng đến các mô lành xung quanh.
+ Các nốt u nhú, mụn sùi được loại bỏ hoàn toàn chỉ trong thời gian ngắn.
+ Các tổn thương nhỏ, không để lại sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ.
+ Quá trình điều trị không gây đau, chảy máu hay tác dụng phụ.
+ Tổn thương hồi phục hoàn toàn sau điều trị.
+ Điều trị tận gốc, giảm nguy cơ bệnh tái phát.
Trên đây là những thông tin cơ bản về căn bệnh sùi mào gà ở nữ giới. Khi thấy có triệu chứng bệnh, liên hệ ngay số hotline: 0989 932 758 để được các bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Quảng Ngãi hỗ trợ tư vấn miễn phí!
Bài viết liên quan
Không có bài viết liên quan.