Tiểu buốt tiểu rắt là triệu chứng có thể gặp ở bất cứ ai. Triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cùng tìm hiểu những vấn đề cơ bản xung quanh tiểu buốt tiểu rắt qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tiểu buốt tiểu rắt là gì?
Đi tiểu bị buốt có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh đường tiết niệu. Cảm giác rát bỏng hoặc khó chịu khi đi tiểu, do niêm mạc đường tiết niệu bị kích ứng hoặc viêm nhiễm. Cảm giác này có thể kèm theo các triệu chứng khác như:
+ Tiểu lắt nhắt: Có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên hơn bình thường, ngay cả khi lượng nước tiểu không nhiều.
+ Tiểu són: Không thể kiểm soát việc đi tiểu, dẫn đến són tiểu.
+ Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi: Do vi khuẩn hoặc tế bào viêm nhiễm trong đường tiết niệu.
+ Đau vùng bụng dưới hoặc lưng: Do viêm bàng quang hoặc thận.
+ Cảm giác nóng rát khi đi tiểu: Do niêm mạc đường tiết niệu bị kích ứng.
+ Ngứa rát hoặc đau ở bộ phận sinh dục: Do viêm niệu đạo hoặc âm đạo.
>> XEM THÊM: Tiểu buốt ra máu: Nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa
Đặc điểm của đái buốt đái rắt
Dưới đây là những đặc điểm của người bị bệnh đái buốt đái rắt:
+ Có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ.
+ Có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng thường tệ hơn vào ban đêm.
+ Có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi.
Tiểu buốt tiểu rắt thường là biểu hiện của bệnh lý liên quan tới đường tiết niệu hay một số căn bệnh thường gặp ở mọi đối tượng.
Tình trạng đi tiểu buốt tiểu rắt làm ảnh hướng rất nhiều đến tâm lý cũng như sinh lý của người bệnh. Đặc biệt là đời sống sinh hoạt hàng ngày, vì vậy cần phải điều trị dứt điểm và sớm nhất có thể.
Đối tượng có nguy cơ tiểu buốt cao
Tuy tiểu buốt có thể gặp ở mọi độ tuổi và giới tính nhưng một số đối tượng sau sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng tiểu buốt cao hơn:
+ Phụ nữ mang thai.
+ Người mắc bệnh đái tháo đường, phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận,…v.v.
+ Người mắc các bệnh lý bàng quang như viêm bàng quang, bàng quang tăng hoạt, bàng quang thần kinh, ung thư bàng quang,…v.v.
+ Đang đặt dẫn lưu đường tiểu ra da.
+ Người cao tuổi.
2. Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng tiểu buốt tiểu rắt?
Để điều trị dứt điểm tình trạng tiểu buốt tiểu rắt thì người bệnh cần phải tìm hiểu nguyên nhân chính gây ra bệnh là gì. Tuy nhiên về cơ bản, biểu hiện này thường bắt nguồn bởi hai nguyên nhân chính sau:
Nguyên nhân chủ quan tới từ người bệnh
Sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho cơ thể như là: đồ uống có ga, có cồn và các loại sản phẩm lợi tiểu.
+ Làm việc quá sức khiến cho các bộ phận trong cơ thể cũng phải vận động nhiều hơn.
+ Thường xuyên sử dụng các loại thuốc tây, các loại thuốc kích thích thần kinh và kháng sinh liều cao.
+ Đối với các bà bầu đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ em bé chèn ép lên bàng quang.
+ Đời sống sinh hoạt cá nhân không lành mạnh, thô bạo làm tổn thương tới nội tạng quá nhiều.
+ Ở nữ giới vệ sinh vùng kín không đúng cách dẫn đến hiện tượng vùng kín bị tổn thương và nhiễm trùng chéo.
Do các loại bệnh lý nền trong cơ thể người bệnh
Bệnh lý nền là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này. Có thể điểm qua một số bệnh lý thường gặp sau:
+ Viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo là căn nguyên gây ra tình trạng đi tiểu bị buốt. Một số vi khuẩn đã xâm nhập vào trong cơ thể thông qua đường tình dục hoặc vệ sinh cá nhân kém.
+ Không chỉ xuất hiện ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng bị viêm đường tiết niệu do bé trai hẹp bao quy đầu.
+ Suy giảm chức năng thận: Thận đóng vai trò quan trọng trong lọc máu và chất thải ra khỏi cơ thể. Khi thận bị yếu, suy thận, thận ứ nước sẽ làm khả năng hoạt động kém đi, gây hiện tượng tiểu rắt thường xuyên cho người bệnh.
+ Sỏi đường tiết niệu là một bệnh lý sẽ làm người bệnh đau mỗi khi sỏi cọ xát, kích thích niêm mạc tạo ra cảm giác đau, rát, buốt và gây phản xạ đi tiểu nhiều lần. Nếu không phát hiện kịp thời có thể gây viêm ngược dòng lên thận dẫn đến tình trạng đái buốt đái rắt đôi khi tiểu máu (nước tiểu có màu hồng). Lâu ngày gây viêm thận, ứ mủ ở thận dẫn đến căn bệnh nguy hiểm số một hiện nay là suy thận.
Ngoài ra nó cũng là biểu hiện của bệnh lý viêm trực tràng, ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung,…v.v.
Tiểu rắt tiểu buốt khi nào cần gặp bác sĩ?
Tiểu buốt ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy khi xuất hiện tiểu buốt cùng với các dấu hiệu sau, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.
+ Đi tiểu bị buốt trong thời gian dài gây khó khăn trong sinh hoạt.
+ Xuất hiện dịch hoặc máu bất thường trong nước tiểu.
+ Nước tiểu có dịch đục hoặc mùi hôi bất thường.
+ Sốt cao liên tục.
+ Đau lưng hoặc đau bụng dưới.
+ Xuất hiện triệu chứng tiểu buốt ở phụ nữ mang thai.
+ Có các bệnh lý thận – tiết niệu đi kèm như sỏi thận, bàng quang thần kinh,…v.v.
3. Phương pháp điều trị bệnh tiểu buốt tiểu rắt
Phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân tiểu buốt mà người bệnh mắc phải. Dưới đây là những cách chữa tiểu buốt tiểu rắt thường được áp dụng cho người bệnh:
Dùng thuốc dạng uống
Nếu người bệnh bị tiểu buốt do viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm bể thận…v.v. sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh dạng uống.
Dùng thuốc dạng tiêm
Đối với những trường hợp người bệnh bị viêm nhiễm nặng, sốt cao, ớn lạnh, nôn mửa đi kèm với tiểu buốt, bác sĩ có thể cho dùng thêm kháng sinh qua dạng tiêm vào tĩnh mạch.
Trong trường hợp bạn đang có hoạt động tình dục và được điều trị tiểu buốt do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn tình cũng cần được điều trị để tránh nguy cơ tái phát.
Thời gian điều trị tiểu buốt kéo dài bao lâu tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, nhưng hầu hết là đều đáp ứng tốt với điều trị trong vòng vài ngày, nhiều hơn có thể cần đến vài tuần.
Những biện pháp phòng ngừa tiểu rắt tiểu buốt
Để ngăn ngừa tình trạng đi tiểu bị buốt, mọi người nên chú ý thực hiện theo lời khuyên của các chuyên gia tiết niệu như sau:
+ Uống đủ lượng nước mỗi ngày theo nhu cầu của cơ thể, tương đương 40ml/kg;
+ Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh để phòng ngừa viêm nhiễm;
+ Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục;
+ Không mặc quần áo ướt, quần áo chưa được giặt giũ sạch sẽ và phơi khô;
+ Xây dựng thực đơn lành mạnh, vận động phù hợp để tăng sức đề kháng;
+ Giữ tinh thần ổn định, tránh xa căng thẳng.
4. Địa chỉ điều trị bệnh đường tiết niệu uy tín ở Quảng Ngãi
Việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi là yếu tố rất quan trọng để giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị bệnh hiệu quả.
Tại Quảng Ngãi, Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi là địa chỉ khám và điều trị viêm đường tiết niệu uy tín, được đông đảo khách hàng đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn chất lượng dịch vụ.
Lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh tại Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi, khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao với nhiều ưu điểm vượt trội:
+ Phòng khám quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, nội khoa và ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.
+ Đáp ứng được trọn gói quy trình chẩn đoán và điều trị các bệnh cấp tính, mạn tính về thận tiết niệu.
Trải nghiệm không gian thăm khám và điều trị tiêu chuẩn tại phòng khám:
+ Không gian bệnh viện rộng thoáng, hạn chế chờ đợi.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại bậc nhất.
+ Phòng lưu viện tiện nghi, sạch sẽ, thoải mái.
+ Khám tất cả các ngày trong tuần, không phụ phí.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn một số kiến thức liên quan đến tiểu buốt tiểu rắt, đặc biệt là các lưu ý để phòng tránh tình trạng này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay tới số hotline: 0989 932 758 để được các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu hỗ trợ miễn phí nhé!
Bài viết liên quan
Tìm hiểu triệu chứng đi tiểu buốt ra mủ và những nguy cơ tiềm ẩn
Đi tiểu đau buốt: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đường tiết niệu
Tiểu buốt ra máu: Nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa