Viêm bàng quang là bệnh lý thường gặp ở đường tiết niệu của cả nam và nữ. Tuy nhiên, bệnh hay gặp ở nữ hơn do niệu đạo nữ giới ngắn nên dễ bị nhiễm khuẩn ngược dòng. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết thêm thông tin về bệnh này.
1. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng viêm bàng quang?
Viêm bàng quang do vi khuẩn
Xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hoặc niệu đạo và gây nhiễm trùng hoặc khi vi khuẩn trong cơ thể phát triển với tốc độ lớn hơn bình thường.
Các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang thường gặp nhất là E. coli, bình thường chúng nằm trong ruột già. Khi trong bàng quang có quá nhiều E. coli, cơ thể không thể thải hết qua nước tiểu, nên vi khuẩn sẽ tích tụ và gây nhiễm trùng tiểu.
Ngoài ra, còn có các vi khuẩn khác gây nhiễm trùng bàng quang, chẳng hạn như mycoplasma, chlamydia và được lây truyền qua đường tình dục khi “làm chuyện ấy” với người mắc phải hai loại vi khuẩn này.
Do niệu đạo ở nữ ngắn và vùng sinh dục của nữ giới thường chứa nhiều vi khuẩn có thể gây bệnh lý về bàng quang nên có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn nam giới, đặc biệt nguy cơ lây nhiễm bệnh cao hơn sau khi “làm chuyện ấy” với người bị mắc bệnh.
>> XEM THÊM: Mách bạn cách điều trị xuất tinh sớm tại nhà hiệu quả
Viêm bàng quang không do vi khuẩn
Tuy không phải là nguyên nhân phổ biến gây bệnh nhưng một số trường hợp viêm nhiễm có liên quan đến các nguyên nhân sau:
+ Viêm bàng quang kẽ: Là tình trạng viêm mạn tính, thường xảy ra ở phụ nữ, vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh nhưng có thể do khiếm khuyết ở lớp biểu mô của bàng quang.
+ Do thuốc: Các chất chuyển hóa của một số loại thuốc dùng để điều trị hoặc hóa trị ung thư đào thải qua đường tiết niệu có thể gây kích ứng bàng quang dẫn đến viêm.
+ Do bức xạ: Phương pháp xạ trị vùng xương chậu có thể gây ra những tổn thương ở lớp niêm mạc, vỡ mạch máu trong bàng quang dẫn đến tình trạng viêm.
+ Viêm bàng quang do dị vật: Trong một số trường hợp người bệnh cần đặt ống thông tiểu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và tổn thương mô gây viêm.
+ Do hóa chất: Ở người nhạy cảm với các hóa chất có thể là xịt vệ sinh cá nhân, sữa tắm hoặc chất diệt tinh trùng đều có thể gây ra viêm.
+ Các nguyên nhân khác
Đôi khi viêm bàng quang xảy ra là triệu chứng của một bệnh khác, ví dụ như:
+ Bệnh tiểu đường
+ HIV
+ Sỏi thận
+ Chấn thương cột sống
+ Phì đại tuyến tiền liệt
+ Các dị tật đường tiết niệu sinh dục
Dù nguyên nhân gây viêm bàng quang là gì thì khi thấy có dấu hiệu nhiễm bệnh, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.
2. Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị viêm bàng quang
Dấu hiệu viêm bàng quang phổ biến là các rối loạn tiểu tiện:
+ Có cảm giác nóng rát hoặc đau khi đi tiểu: Việc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày kèm sốt nhẹ sẽ khiến “cậu nhỏ” có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
+ Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi: Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh đó là nước tiểu của người bệnh có mùi hôi. Nhưng với người bị viêm bàng quang hay viêm ở bất kỳ nơi nào trong đường tiết niệu thì nước tiểu của họ sẽ bị đục.
+ Tiểu rắt: Người bệnh sẽ có cảm giác muốn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Mỗi lần đi có thể ra không nhiều nước tiểu. Nếu đi tiểu nhiều hơn 8 lần một ngày và thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu thì đó rất có thể là dấu hiệu bệnh.
Không thể nhịn tiểu, luôn có cảm giác cần đi tiểu luôn. Đó là cảm giác bạn mắc tiểu và muốn đi tiểu ngay vì không thể nhịn tiểu được. Triệu chứng này thường xuất hiện với tình trạng đi tiểu nhiều lần.
+ Đau bụng dưới hoặc đau lưng: Viêm bàng quang sẽ gây đau ở phần bụng dưới. Cơn đau có thể thường xuất hiện mỗi khi đi tiểu.
Nếu mắc bệnh lâu ngày mà không được chữa trị thì tình trạng viêm có thể lan đến thận, khiến đau ở vùng lưng thấp và hông. Các triệu chứng có thể kèm theo sốt cao, nôn mửa.
+ Sốt nhẹ: Vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng viêm nhiễm dẫn đến cơ thể sẽ có biểu hiện nóng, sốt nhẹ.
Viêm bàng quang điều trị như thế nào?
Nếu bệnh do vi khuẩn gây ra, cách chữa tốt nhất là dùng thuốc kháng sinh:
Trường hợp bệnh nhân nhiễm khuẩn lần đầu: Dùng kháng sinh trong khoảng từ 7-10 ngày, nếu triệu chứng thuyên giảm thì cũng không nên tự ý dừng thuốc, cần tuân thủ hoàn toàn theo chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp nhiễm trùng tái phát: Thời gian sử dụng kháng sinh có thể kéo dài hơn, phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn.
Với một số trường hợp viêm bàng quang do các nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể:
Để điều trị nguyên nhân gây bệnh do xạ trị: Người bệnh cần sử dụng thuốc làm giảm triệu chứng kết hợp với uống nhiều nước để loại bỏ các chất gây ảnh hưởng đến bàng quang.
Để điều trị viêm bàng quang do biến chứng của bệnh khác: Cần sử dụng thuốc đặc trị để điều trị dứt điểm bệnh nền, tăng sức đề kháng.
3. Các phương pháp phòng ngừa viêm bàng quang
Phòng ngừa viêm bàng quang bằng cách uống nhiều nước
Việc uống nhiều nước sẽ thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu. Một khi nước tiểu được thải ra thì một số vi khuẩn cũng sẽ đi theo nước tiểu ra ngoài.
Ngoài ra, uống nước nhiều giúp làm loãng nước tiểu, cân bằng muối và các khoáng chất ứ đọng bên trong bàng quang. Từ đó, làm giảm triệu chứng nóng rát và đau đớn khi đi tiểu. Bạn nên bổ sung trung bình từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày.
Đi tiểu khi có nhu cầu
Việc đi tiểu thường xuyên sẽ giúp người bệnh đưa được lượng lớn vi khuẩn ra bên ngoài. Từ đó, làm giảm các triệu chứng do viêm bàng quang gây ra.
Ngoài ra, sau khi quan hệ tình dục nên đi tiểu để loại thải vi khuẩn. Bởi hoạt động tình dục có thể đẩy vi khuẩn vào trong niệu đạo, từ đó gây nên nhiều vấn đề tiêu cực.
Duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân bằng cách lau từ trước ra sau sau khi đi tiểu hoặc đại tiện và rửa hàng ngày. Rửa sạch trước và sau khi quan hệ tình dục hoặc ít nhất là đi tiểu trước và sau khi “làm chuyện ấy”, cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
Phòng ngừa viêm bàng quang bằng cách chườm ấm
Chườm ấm là cách đơn giản, dễ thực hiện tại nhà để giảm triệu chứng đau bàng quang. Thay vì lạm dụng thuốc giảm đau thì người bệnh nên áp dụng chườm ấm.
Bổ sung đủ vitamin C
Vitamin C không chỉ là một loại vitamin cần thiết cho cơ thể mà còn là chất chống oxy hóa mạnh giúp cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Thực phẩm giàu vitamin C chủ yếu đến từ các loại rau củ quả: Đu đủ, cam, chanh, quýt, bưởi, cà chua, các loại rau lá xanh,…v.v.
Khi thấy có dấu hiệu mắc bệnh viêm bàng quang, đừng lo lắng. Liên hệ ngay số hotline: 0989.932.758 để được các bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Quảng Ngãi hỗ trợ tư vấn miễn phí!
Bài viết liên quan
Không có bài viết liên quan.