Nấm phụ khoa không chỉ gây ngứa ngáy, đau rát, sưng tấy ở cơ quan sinh dục, mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em. Thậm chí nếu chị em không được phát hiện và trị nấm phụ khoa kịp thời sẽ gây ung thư sinh dục. Bài viết dưới đây hy vọng sẽ cung cấp cho chị em một số thông tin hữu ích về viêm nấm phụ khoa.
1. Viêm nấm phụ khoa là gì?
Viêm nấm phụ khoa là tình trạng bệnh nhân bị ngứa ngáy và sưng đỏ vùng kín, dịch tiết ra có màu trắng vón cục, mùi hôi khó chịu. Bệnh do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nấm Candida albicans là nguyên nhân phổ biến nhất.
Bệnh viêm nấm phụ khoa ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt hằng ngày và ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Nên chị em cần tìm cách trị nấm phụ khoa ngay khi thấy các dấu hiệu ban đầu.
Theo khảo sát, hầu hết phụ nữ trong độ tuổi từ 15 – 44 đều mắc phải nấm âm đạo hay còn gọi là nấm phụ khoa ít nhất 1 lần trong đời. Không chỉ gặp ở phụ nữ đã lập gia đình, bệnh còn xuất hiện ở những thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục.
Chính bởi vì đặc tính ẩm ướt và ấm áp của âm hộ là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và nấm xâm nhập. Ở điều kiện bình thường hệ miễn dịch sẽ đảm bảo âm đạo luôn được bảo vệ. Tuy nhiên khi nó suy u, vùng này dễ bị vi khuẩn hay tạp khuẩn lập tức tấn công gây viêm nấm phụ khoa.
2. Viêm nấm phụ khoa có tự khỏi được không? Mất bao lâu để điều trị hết nấm phụ khoa?
Không cần điều trị viêm nấm âm đạo có tự khỏi không?
Như đã chia sẻ, nấm Candida tồn tại với một số lượng nhất định tại vùng kín, âm đạo.
+ Với điều kiện môi trường âm đạo bình thường, nấm khó có thể phát triển rộng hơn. Đồng thời, để độ pH âm đạo luôn ổn định ở mức từ 3,8-4,5, nấm Candida cũng đóng góp một phần không nhỏ.
+ Khi pH âm đạo thấp hơn mức trên, sự ổn định về số lượng của nấm Candida cũng bị phá vỡ. Lúc này, nấm sẽ tăng sinh nhiều hơn và khó kiểm soát hơn, pH âm đạo rất khó cân bằng trở lại.
+ Nấm phát triển, gây ra nhiều tổn thương tại vùng kín. Dịch âm đạo ra nhiều, khiến âm đạo ẩm ướt hơn.
Tất cả các yếu tố đó hợp lại, trở thành nguyên nhân khiến nấm vùng kín không thể tự khỏi mà cần tác động điều trị với thuốc, phương pháp phù hợp.
Nhiều chị em chủ quan khi thấy triệu chứng nấm âm đạo biến mất trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu chuẩn bị cho một đợt phát triển mới của các tế bào nấm.
Chúng có thể lan sâu hơn, biến đổi đủ để kháng lại tác động của thuốc. Vì vậy, khi tái phát, triệu chứng của nấm âm đạo thường nghiêm trọng hơn, tần suất tái nhiễm dày đặc hơn, khó điều trị, khó kiểm soát hơn nhiều so với thời gian đầu.
Lúc này, tình trạng nấm vùng kín đã được nhận định là bệnh mãn tính, không thể tự khỏi.
>> XEM THÊM: Những mẹo hay chữa trị nấm phụ khoa tại nhà cho chị em
Thời gian điều trị nấm phụ khoa mang lại hiệu quả là bao lâu?
Cùng với câu hỏi nấm phụ khoa có tự khỏi không, nhiều chị em thắc mắc về thời gian để điều trị hiệu quả bệnh lý này.
Theo bác sĩ chuyên khoa, việc điều trị có hiệu quả không sẽ phụ thuộc nhiều vào:
+ Thời điểm phát hiện bệnh của mỗi người;
+ Cơ địa;
+ Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe;
+ Mức độ xâm lấn của tế bào nấm;
Trong trường hợp nấm được phát hiện sớm, thời gian điều trị có thể rơi vào 7 đến 14 ngày. Bên cạnh đó, việc giữ vệ sinh vùng kín, kiêng giữ trong quá trình điều trị cũng rất quan trọng.
Nếu không chú ý vệ sinh cẩn thận, không kiêng quan hệ tình dục và giữ thói quen sinh hoạt khoa học trong thời gian điều trị, chỉ sử dụng thuốc thì rất khó để kiểm soát nấm Candida vùng kín.
Phương pháp điều trị là yếu tố cuối cùng ảnh hưởng tới thời gian điều trị thành công. Đa số bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bằng các loại thuốc kháng nấm đường uống, bôi, đặt tại âm đạo.
Nếu điều trị với đúng loại thuốc, phù hợp với tình trạng bệnh, nấm âm đạo sẽ được kiểm soát nhanh hơn, tốt hơn.
Người bệnh cũng cần tái khám đúng thời gian đã hẹn để bác sĩ có thể nhận định chính xác mức độ cải thiện bệnh, từ đó kiểm soát nấm hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ, thời gian điều trị.
3. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết viêm nấm phụ khoa
Những biểu hiện khi bạn bị viêm nấm candida
Nấm candida xuất hiện chủ yếu ở khu vực âm đạo. Tuy nhiên cũng có thể phát hiện viêm nấm candida ở miệng, họng, móng tay,… Tùy theo mức độ nhiễm bệnh mà các triệu chứng lâm sàng cũng khác nhau.
Những biểu hiện thường thấy là:
+ Khí hư ra nhiều bất thường, có mùi khó chịu, dịch tiết màu trắng vón cục.
+ Âm đạo ngứa ngáy khó chịu, nhiều trường hợp còn thấy bỏng rát
+ Đau khi tiểu tiện, đau khi quan hệ tình dục.
+ Sưng tấy âm đạo, ảnh hưởng cả phần môi âm đạo. Nặng hơn nữa có thể lây lan ra phần bẹn và đùi.
Nếu bản thân có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên bạn nên đến ngay những cơ sở khám phụ khoa uy tín để được thăm khám kịp thời.
Khi phát hiện cần có liệu trình điều trị thích hợp để bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống thường ngày.
Nguyên nhân nào dẫn đến viêm nấm phụ khoa?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nấm ở âm đạo, dưới đây là một số nguyên nhân chính:
+ Sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng cũng là nguyên nhân gây nên bệnh.
+ Quan hệ tình dục không an toàn.
+ Nấm cũng có thể dễ dàng xâm nhập nếu bạn sử dụng kháng sinh trong thời gian dài.
+ Phụ nữ mang thai, có bệnh nền như đái tháo đường đều có thể bị bệnh.
+ Vệ sinh vùng kín không đúng cách.
+ Mặc đồ lót quá chật, không thay quần lót thường xuyên, vệ sinh quần lót không đúng cách.
+ Một số nguyên nhân khác bao gồm: chế độ sinh hoạt không lành mạnh, chế độ ăn hàm lượng dinh dưỡng thấp, hệ thống miễn dịch bị suy yếu, thiếu ngủ,…
4. Những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian điều trị viêm nấm phụ khoa?
Các bác sĩ chuyên khoa phòng khám Đa khoa Quảng Ngãi cho biết có một số điều kiện sau chị em nên chủ động cân đối để việc cải thiện bệnh diễn ra tốt nhất.
Tiền sử bệnh lý
Như thông tin vừa chia sẻ, nấm vùng kín là một bệnh lý phụ khoa dễ tái phát. Vì vậy việc điều trị với những bệnh nhân đã có tiền sử bệnh, từng bị nấm sẽ phức tạp hơn và cần nhiều thời gian hơn.
Mỗi lần tái phát, nấm sẽ càng lan sâu và phát triển nhanh hơn, gây ra nhiều triệu chứng có mức độ nghiêm trọng và kéo dài hơn.
Quá trình dùng thuốc trị nấm phụ khoa
Người bệnh sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, thời gian điều trị có thể rút ngắn.
Ngược lại, với những người tự ý điều trị, sử dụng thuốc, lạm dụng thuốc, hiệu quả cải thiện bệnh sẽ bị ảnh hưởng.
Hơn nữa, dùng thuốc không đúng cách, tình trạng tái viêm còn có thể diễn ra với tần suất nhiều hơn.
Thể trạng người bệnh
Thể trạng của người bệnh yếu hay tốt, đáp ứng thuốc hay không sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị nấm âm đạo.
Những người có thể trạng tốt, hệ miễn dịch tốt thì khả năng đáp ứng thuốc sẽ tốt hơn.
Ngược lại, những người có thể trạng kém, thường xuyên lạm dụng, phụ thuộc vào kháng sinh sẽ ngày càng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn từ nấm, dễ bị nhờn thuốc, thời gian điều trị cũng lâu hơn.
Vấn đề giữ gìn vệ sinh vùng kín
Trong quá trình điều trị nấm phụ khoa, chị em cần lưu ý đặc biệt về vấn đề vệ sinh và vấn đề quan hệ tình dục.
Để đẩy mạnh quá trình ức chế sự phát triển của nấm, chị em nên thực hiện vệ sinh vùng kín thường xuyên với dung dịch vệ sinh phù hợp, làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ “cô bé” tốt nhất.
Ngoài ra, trong thời gian điều trị nấm, chị em nên kiêng quan hệ tình dục, tránh làm lây nấm candida sang cho bạn tình. Bởi sau đó chị em dễ bị lây nhiễm ngược khi đã kết thúc điều trị.
Như vậy, chị em đã có cho mình câu trả lời về vấn đề bị nấm phụ khoa có tự khỏi không. Ngoài ra, chị em cũng nên tìm hiểu thật kỹ về các cơ sở điều trị viêm nấm candida, bệnh phụ khoa.
Hiệu quả, thời gian điều trị sẽ được tối ưu hơn khi lựa chọn đúng cơ sở khám chữa bệnh. Tại phòng khám Đa khoa Quảng Ngãi, chúng tôi có:
+ Đội ngũ bác sĩ chuyên môn tốt.
+ Tư vấn, nhân viên hỗ trợ nhiều kinh nghiệm.
+ Đầy đủ thiết bị hiện đại phục vụ chẩn đoán bệnh chính xác.
+ Phương pháp chữa trị đa dạng, cập nhật các kỹ thuật tiến bộ trong lĩnh vực y tế.
Chị em đang nghi ngờ mình mắc viêm nấm Candida? Chị em đã trị nấm âm đạo tại nhà nhưng không khỏi? Vậy hãy liên hệ ngay tới hotline: 0989.932.758 để được tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của phòng khám Đa khoa Quảng Ngãi nhé! Chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí cho chị em 24/24.
Bài viết liên quan
Những mẹo hay chữa trị nấm phụ khoa tại nhà cho chị em
Viêm nấm âm đạo: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Ngứa mép vùng kín là triệu chứng nhận biết của bệnh lý nào?