Đau tinh hoàn ở nam giới do đâu và cách chữa trị nào hiệu quả?

19/10/24
Minh Hân
0

Đau tinh hoàn là một triệu chứng phổ biến ở nam giới, có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài âm ỉ, khiến nhiều anh em khó chịu và lo lắng. Chính vì vậy, việc thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa là điều vô cùng cần thiết khi bạn gặp phải hiện tượng này. Anh em hãy cùng đọc thêm bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé!

1. Đau tinh hoàn ở nam giới là tình trạng như thế nào?

Tinh hoàn là thành phần quan trọng của cơ quan sinh dục nam, có hình bầu dục nằm trong bìu. Đau ở vùng này có nhiều nguyên nhân và biểu hiện khác nhau. Nam giới có thể cảm thấy đau ở tinh hoàn bên trái, bên phải hoặc cả hai và cơn đau có thể lan xuống vùng bụng dưới và khu vực xung quanh tinh hoàn.

Một số đặc điểm anh em có thể tham khảo như:

  • Vị trí: Một hoặc hai bên.
  • Cường độ: Đau âm ỉ, đau tăng theo thời gian, đau trội lên thành cơn.
  • Thời gian: Vài phút, vài giờ.
  • Mức độ: Cấp tính (đột ngột, ngắn) hoặc mạn tính (đau kéo dài).
nam giới có thể cảm thấy đau ở tinh hoàn bên trái, bên phải hoặc cả hai
nam giới có thể cảm thấy đau ở tinh hoàn bên trái, bên phải hoặc cả hai

2. Cách nhận biết các dấu hiệu đau tinh hoàn và nguyên nhân gây ra

Dưới đây là một số dấu hiệu và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau tinh hoàn ở nam giới.

  • Triệu chứng đau tinh hoàn thường thấy

Ngoài triệu chứng đau tinh hoàn, các dấu hiệu khác có thể xảy ra cùng với cơn đau bao gồm:

+ Vết bầm tím: Vết bầm tím có thể xuất hiện ở bìu của bạn sau khi bị chấn thương ở tinh hoàn.

+ Sưng tấy: Sưng hoặc một cục u có thể xuất hiện ở bìu của bạn. Bìu của bạn có thể bị đổi màu (đỏ, tím, nâu hoặc đen). Sưng có thể là triệu chứng của chấn thương hoặc nhiễm trùng.

+ Buồn nôn và nôn: Cảm giác khó chịu ở dạ dày và/hoặc nôn mửa có thể là triệu chứng của nhiều nguyên nhân gây đau tinh hoàn, bao gồm chấn thương, viêm tinh hoàn hoặc sỏi thận.

+ Sốt: Sốt xuất hiện cùng với đau đớn thường là dấu hiệu của nhiễm trùng.

+ Đi tiểu bất thường: Sỏi thận có thể khiến bạn đi tiểu nhiều lần. Chúng cũng có thể gây ra cảm giác nóng rát khi bạn đi tiểu hoặc có máu trong nước tiểu (tiểu máu).

  • Nguyên nhân gây ra tình trạng đau tinh hoàn là gì?

+ Chấn thương tinh hoàn

Ở nam giới, khi có một lực tác dụng mạnh vào phần giữa xương đùi và khớp mu lúc đó tinh hoàn sẽ gặp tình trạng chấn thương.

Hầu như tất cả nam giới đều biết tinh hoàn có thể đau đến mức nào khi bị tác động. Rất nhiều cơn đau chỉ đơn giản là do chấn thương tinh hoàn khi gặp tai nạn hoặc chơi thể thao. Cơn đau thường đi kèm với vết bầm tím hoặc sưng tấy.

Việc chấn thương này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản sau này của nam giới do đó cần được can thiệp kịp thời khi bị tổn thương. Nhiều thống kê cho thấy việc vỡ tinh hoàn gây ra tình trạng đau đớn đến mức ảnh hưởng đến tính mạng.

Nếu bị va chạm vào tinh hoàn không nguy hiểm, thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm đau và tắm nước ấm có thể giúp giảm sưng tấy. Nếu cơn đau nghiêm trọng cần đến bệnh viện để được khám tinh hoàn.

=>> XEM THÊM: Sưng bìu tinh hoàn có đáng lo? Những điều nam giới cần biết

+ U nang mào tinh hoàn

U nang mào tinh hoàn thường lành tính nhưng nên đi khám do dễ nhầm lẫn với ung thư tinh hoàn.

U nang mào tinh hoàn là tình trạng xuất hiện nang đầu mào tinh hoàn phải hoặc trái, thường là nang nước lành tính có thể do ứ đọng, tắc nghẽn một hay vài ống dẫn tinh ở mào tinh hoặc do viêm nhiễm.

Chấn thương tinh hoàn gây tiết dịch và hình thành nang. Khi các nang đủ lớn có thể gây đau tức ở bìu, vướng ở cơ quan sinh dục và cần can thiệp phẫu thuật để điều trị triệt để.

Khối u có thể bị nhầm lẫn với ung thư tinh hoàn, vì vậy nên đi khám để xác định nguyên nhân.

 

u nang mào tinh hoàn dễ nhầm lẫn với ung thư tinh hoàn
u nang mào tinh hoàn dễ nhầm lẫn với ung thư tinh hoàn

+ Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn là nơi ống ở phía sau tinh hoàn bị sưng và đau. Nam giới ở mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm mào tinh hoàn.

Nó thường do bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu hoặc chlamydia gây ra và cả do nhiễm trùng không lây truyền qua quan hệ tình dục. Khi cơ thể hoạt động để chống lại nhiễm trùng, có thể cảm thấy đau ở khu vực xung quanh tinh hoàn.

Triệu chứng khác

  • Cảm giác nóng rát, sưng tấy, tấy đỏ hoặc đau ở bìu.
  • Một khối u hoặc sưng tấy ở tinh hoàn – Nguyên nhân là do chất lỏng xung quanh tinh hoàn.
  • Khó khăn hoặc đau khi đi tiểu.
  • Chất dịch màu trắng, vàng hoặc hơi xanh chảy ra từ đầu dương vật.

Nếu viêm mào tinh hoàn do vi khuẩn, nam giới cần dùng kháng sinh để điều trị. Nếu nguyên nhân của nhiễm trùng do vi khuẩn là nhiễm trùng qua đường tình dục, vợ/đối tác cũng cần được điều trị.

Dùng toàn bộ đợt kháng sinh do bác sĩ kê đơn, ngay cả khi các triệu chứng hết sớm hơn, để đảm bảo rằng nhiễm trùng đã biến mất.

+ Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa, thường gặp ở trẻ em và có những triệu chứng gây nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Phát hiện và điều trị xoắn tinh hoàn kịp thời giúp tránh những biến chứng nghiêm trọng như: Hoại tử tinh hoàn, teo tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn xảy ra khi dây tinh trùng bị xoắn làm hạn chế lưu lượng máu đến tinh hoàn. Đây là một tình trạng nghiêm trọng cần đến bác sĩ ngay lập tức. Vì vậy anh em hãy đi khám nếu:

+ Đau tinh hoàn đột ngột và dữ dội ở một bên tinh hoàn.

+ Đau có lan lên bụng.

+ Bìu chuyển sang màu sẫm hơn.

+ Sưng tấy.

+ Nôn mửa.

+ Tinh hoàn bị xoắn có thể ở vị trí cao hơn bình thường.

Xoắn tinh hoàn thường có thể được giải quyết bằng phẫu thuật nếu được điều trị trong vòng 6 giờ đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau.

  • Nếu can thiệp trước 6 giờ, 100% bệnh nhân được cứu tinh hoàn.
  • Trong khoảng từ 6 – 12 giờ thì khả năng cứu được tinh hoàn chỉ còn 50%.
  • Khoảng 12 – 24 giờ thì chỉ còn 20% được cứu.
  • Trên 24 giờ thường sẽ không cứu được tinh hoàn.
xoắn tinh hoàn là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa, thường gặp ở trẻ em
xoắn tinh hoàn là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa, thường gặp ở trẻ em

Điều đáng lưu ý là nếu phát hiện muộn có nhiều trẻ bị xoắn tinh hoàn đến bệnh viện khi tinh hoàn đã bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ. Trẻ bị cắt bỏ một bên tinh hoàn sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và nội tiết tố nam.

3. Cách chữa đau tinh hoàn nhanh chóng và hiệu quả

Để chữa đau tinh hoàn, việc điều trị cần dựa vào nguyên nhân gây ra cơn đau.

  • Áp dụng các phương pháp chữa trị cơn đau tinh hoàn tại nhà

Đối với các nguyên nhân thông thường như chấn thương nhẹ, biện pháp điều trị tại nhà có thể bao gồm:

+ Nghỉ ngơi: Hạn chế các hoạt động thể chất, đặc biệt là những hoạt động gây căng thẳng lên vùng tinh hoàn, giúp giảm bớt áp lực.

+ Chườm lạnh: Sử dụng túi đá hoặc khăn lạnh chườm lên vùng tinh hoàn khoảng 15 – 20 phút mỗi lần, giúp giảm sưng và giảm đau nhanh chóng.

+ Sử dụng thuốc giảm đau: Các loại thuốc không kê đơn như Paracetamol hoặc Ibuprofen có thể được dùng để giảm đau và chống viêm.

  • Sử dụng phương pháp ngoại khoa để chữa trị đau tinh hoàn

Nếu cơn đau bắt nguồn từ các vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm mào tinh hoàn hoặc nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh. Đối với những trường hợp nặng như xoắn tinh hoàn, cần phẫu thuật ngay để ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn.

Ngoài ra, điều chỉnh chế độ sinh hoạt là rất quan trọng. Bạn nên tránh các hoạt động gây căng thẳng cho vùng tinh hoàn và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa các biến chứng tiềm tàng.

Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi hy vọng đã cung cấp cho cánh mày râu một số thông tin hữu ích xung quanh tình trạng đau tinh hoàn qua bài viết trên.

Nếu anh em đang có hiện tượng này hay còn có câu hỏi gì hãy liên hệ đến hotline: 0989 932 758 để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ trực tiếp, miễn phí nhé!

Đặt lịch online